Tin tức
Cấu tạo và cách sử dụng tủ cơm công nghiệp: những điều cần biết 2021
20 / 10 / 2021
Cách nấu cơm truyền thống không còn phù hợp với các nơi như hệ thống nhà hàng lớn, khu công nghiệp, doanh trại quân đội… Thay vào đó, tủ cơm công nghiệp chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Cấu tạo và cách sử dụng tủ cơm công nghiệp như thế nào?
Cấu tạo tủ cơm công nghiệp
Cùng tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng tủ cơm công nghiệp với cấu tạo đầu tiên nhé. Nhìn sơ qua, tủ cơm công nghiệp có cấu tạo vô cùng đơn giản, bao gồm phần vỏ tủ và các thiết bị bên trong tủ. Cùng tìm hiểu lần lượt các phần của tủ cơm đa dụng này nhé.
Phần vỏ tủ
Đập mắt đầu tiên chính là phần vỏ tủ. Điểm đặc biệt vừa giúp cho tủ chắc chắn, bền cùng thời gian và giữ nhiệt tốt chính là thiết kế 3 lớp. Lớp ngoài và lớp trong cùng làm từ inox chắc chắn, ở giữa là lớp bảo ôn polyurethane. Điều này giúp cho sản phẩm tăng khả năng giữ nhiệt trong thời gian dài và cách nhiệt tối đa với môi trường bên ngoài.
Thế nên, dù nhiệt độ ở bên trong rất lớn, nhưng vẫn đảm bảo an toàn với người sử dụng và cơm vẫn nóng dù thời gian nấu khá lâu.
Cửa và bánh xe
Bên cạnh lớp ngoài thì cửa và bánh xe là bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo của tủ cơm công nghiệp.
Cửa được thiết kế từ 1 đến 2 cánh tùy thuộc theo kích thước tủ nhỏ hay to. Chất liệu tay cầm cũng được làm từ inox kết hợp với chất liệu nhựa chắc chắn, có khả năng chống nhiệt tốt. Nhiệm vụ của cửa tủ chính là giúp cho tủ được đóng chặt trong lúc vận hành, ngăn cản sự tản nhiệt gây lãng phí nhiên liệu khi nấu.
Cửa bánh xe có khóa giúp cho tủ cơm công nghiệp di chuyển dễ dàng cũng như tránh việc trơn triệt. Tủ được thiết kế bánh xe linh hoạt giúp cho việc chuyển đến các nơi một cách dễ dàng và thuận tiện. Các nhà hàng nhỏ chuyên phục vụ hội nghị, đám cưới có thể di chuyển đến địa điểm nấu một cách dễ dàng.
Đồng hồ đo nhiệt độ và bảng điều khiển
Đây cũng là một phận của tủ công nghiệp, nhưng chỉ tồn tại ở một số dòng hiện đại. Ở một số dòng tủ đơn giản thì bộ phận này sẽ được tối giản đi để tiết kiệm chi phí.
Đồng hồ đo nhiệt độ sẽ lắp đặt ở ngoài tủ nấu, giúp cho các đầu bếp theo dõi chính xác nhiệt độ trong nồi. Bảng điều khiển sẽ giúp cho hẹn giờ một cách chính xác.
Khoang trong của tủ
Đi sâu vào cấu tạo bên trong, chúng ta sẽ thấy khoang bên trong của tủ cơm công nghiệp được thiết kế nhằm đỡ các khay cơm. Khay cơm nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến diện tích khoang.
Khoảng cách giữa các khoang tủ là y hệt nhau, là nơi để đặt các khay cơm vào. Sự sắp xếp đồng đều khiến cho khoang tủ trông gọn gàng và đẹp mắt.
Các khay cơm chứa trong khoang trong
Như trên đã đề cập, khoang tủ sẽ là nơi chứa các khay cơm. Khay cơm sẽ là nơi chứa nước, gạo và sau đó thành phẩm là cơm.
Khay cơm được làm bằng chất liệu inox, dễ vệ sinh và lau chùi. Kích thước của một khay cơm tiêu chuẩn là 60x40x5 cm. Loại khay này sẽ nấu được từ 3 cho tới 3.5kg gạo. Khách hàng có thể đặt khay theo kích thước riêng, to hơn để nấu được số lượng gạo lớn hơn.
Các khay cơm này ngoài tác dụng để nấu cơm thì còn có thể hấp gà, bánh bao hoặc các thực phẩm khác.
Khu vực buồng đốt hoặc thanh nhiệt
Buồng đốt là bộ phận riêng của tủ nấu cơm bằng gas, và thanh nhiệt là bộ phận riêng của tủ cơm công nghiệp bằng điện. Tùy vào mỗi loại tủ cơm mà có các khu vực khác nhau.
Công dụng chung của khu vực này chính là chuyển hóa nhiên liệu trở thành nhiệt năng, đun sôi nước trong khoang chứa. Nó sẽ tạo hơi và nhiệt để giúp làm chín cơm. Chính vì vậy mà các thức ăn và cơm ở trong nồi sẽ không bị mất đi dưỡng chất cần thiết. Với thanh nhiệt thì nên thay và vệ sinh định kỳ để đảm bảo nhiệt được ổn định và an toàn khi sử dụng.
Bên cạnh các bộ phận kể trên thì cấu tạo tủ cơm công nghiệp còn có va xả khí, van thoát nước, ống cấp nước, gây điện, bình gas, van gas…
Cách sử dụng tủ cơm công nghiệp như thế nào cho hiệu quả
Phần tiếp theo của cấu tạo và cách sử dụng tủ cơm công nghiệp chính là cách sử dụng. Chúng ta tiến hành nấu cơm theo từng bước như sau.
Cho gạo vào từng khay nấu
Cũng giống như cách nấu cơm truyền thông, trước khi nấu, chúng ta cần vo sạch để loại bỏ vỏ trấu và các chất bám ở ngoài vỏ gạo.
Dựa vào định lượng và công suất của tủ mà cho số gạo vào cho phù hợp. Với khay gạo tiêu chuẩn, chỉ cần cho vào từ 3 cho tới 3.5kg là phù hợp. Sau khi đã cho hết gạo vào trong khay, đẩy lần lượt các khay vào khoang tủ theo các rãnh đã định sẵn. Sau đó, đóng tủ bằng các chốt cố định để trong lúc nấu nhiệt không bị thoát ra ngoài.
Hẹn giờ nấu cơm
Tùy vào lượng gạo đã đổ vào để hẹn giờ. Thông thường, thời gian cho cơm chín từ 50 cho tới 60 phút. Sẽ có hướng dẫn thời gian nấu ở trong từng sản phẩm, nên khách hàng không cần quá lo lắng ở phần này.
Trong khoảng thời gian hẹn giờ, tủ cơm sẽ tự động nấu cho tới khi giờ đã hẹn là cơm đã chín, thơm ngon. Trong quá trình tủ cơm vận hành, tuyệt đối không mở tủ ra để tránh nhiệt thoát ra ngoài.
Mở tủ lấy cơm khi cơm đã chín
Sau khi máy báo cơm đã chín, bạn có thể hoàn toàn thoải mái mở tủ ra để lấy cơm cho khách. Cơm lúc nồi báo chín đã thơm ngon và đảm bảo chất lượng.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong cấu tạo và cách sử dụng tủ cơm công nghiệp rồi. Khách hàng có thể truy cập website của Nahaki tại địa chỉ https://nahaki.com.vn/ để có thể xem và quyết định các mẫu tủ cơm công nghiệp chúng tôi cung cấp nhé.
Tin tức liên quan
Giải đáp các câu hỏi liên quan tới bếp Á công nghiệp
Bên cạnh những chiếc bếp âu công nghiệp đẳng cấp, bếp Á công nghiệp luôn mang những nét riêng biệt, Nó dần trở thành một trợ thủ đắc lực...
Tủ Cơm Công Nghiệp Ninh Bình – Mua Ở Đâu Uy Tín, Giá Rẻ
Tủ cơm công nghiệp là một trong những sản phẩm được sử dụng phổ biến ngày nay bởi tính tiện dụng và tiết kiệm chi phí. Và Ninh Bình...
Những điều cần lưu ý khi thiết kế bếp công nghiệp nhà máy
Bất kỳ một nhà máy nào cũng mong muốn có thể có một khu bếp công nghiệp nhà máy cao cấp, chuyên nghiệp để phục vụ tốt nhất nhu...
Giải đáp thắc mắc: “Tủ lạnh công nghiệp giá bao nhiêu?”
Tủ lạnh công nghiệp là một trong những thiết bị không thể thiếu trong các nhà hàng hay những cơ sở chế biến thực phẩm. Nhờ có sản phẩm...